Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

Cách viết objective trong CV

Một bản CV ấn tượng sẽ là điểm cộng ban đầu giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Với mỗi phần trong CV đều có những yêu cầu riêng, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kĩ lưỡng.

>>> Cách gửi hồ sơ xin việc qua email 

 

Objective (Mục tiêu) là một trong những phần quan trọng nhất. Hãy đọc kĩ những hướng dẫn cách viết objective trong CV dưới đây!

 

Objective dịch ra tiếng Việt có nghĩa là mục tiêu, đó là những định hướng, dự định chi tiết trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp cho đơn xin việc của bạn cần rõ ràng và nổi bật mới có thể thu hút được nhà tuyển dụng. 

 

 

Các bước trong cách viết objective trong CV

 

Bước 1 

 

Đầu tiên bạn phải xác định được công ty bạn định ứng tuyển vào làm ở lĩnh vực gì ? Quy mô có ở cỡ nào? Vị trí bạn sẽ ứng tuyển vào đó là gì? để có thể đưa ra cách viết hợp lý nhất. Bạn cũng cần xác định rõ ràng mức lương bạn mong muốn được nhận và mức lương thực tế sau khi được nhận vào làm.

 

Bước 2 

 

Sau khi bạn xác định được các mục tiêu trên, bạn hãy bắt đầu vào công việc đó là viết "Mục tiêu nghề nghiệp trong CV" sao cho ấn tượng và cuốn hút. Cấu trúc của của mục tiêu nghề nghiệp gồm:

 

Mục tiêu ngắn hạn: 

 

+ Nêu mong muốn trở thành một nhân viên chính thức của công ty. 

 

+ Phát huy hết khả năng, kỹ năng của mình đóng góp sự thành công của công ty. 

 

+ Tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm xử lý công việc hiệu quả, nhanh chóng. 

 

 

Mục tiêu dài hạn: 

 

+ Trong 3 - 4 năm trở thành leader. 

 

+ Được gắn bó lâu dài với công ty trong suốt quá trình phát triển. 

 

+ Sẽ xây dựng những mỗi quan hệ lâu dài với những khách hàng tiềm năng đảm bảo công ty luôn có doanh thu ổn định. 

 

+ Giúp công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng tầm quy mô công ty nên tầm cao mới.

 

Một số lưu ý khi viết objective trong CV xin việc 

 

Lưu ý về cách viết objective trong CV xin việc, bạn không nên viết quá hoa mỹ về bản thân, hay đề ra mục tiêu nào đó gọi là cao siêu khó thực hiện.

 

Hãy linh hoạt viết cho mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với từng ngành nghề như: ngành tài chính, ngành ngân hàng, ngành xây dựng, ngành kế toán, ngành marketing,...

 

Đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có mục tiêu rõ ràng thì phần này trong CV nên đặt tên là Orientation (Định hướng nghề nghiệp). Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn và định hướng của mình, và đặc biệt định hướng này giúp ích cho vị trí ứng tuyển.

 

 

Còn đối với những bạn đã có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng thì cách nhanh nhất để giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được mục tiêu nghề nghiệp của bạn là: Hãy tập trung vào những thành tựu, kỹ năng, kiến thức mà bạn mong muốn đạt được trong quá trình làm việc hay những vị trí nhất định. Và những mục tiêu này phải có khả năng định lượng cũng như tính khả thi. 

 

Nếu bạn chỉ muốn học hỏi kinh nghiệm trong khoảng 1 – 2 năm và sau đó thành lập doanh nghiệp riêng thì không nên đề cập trong CV vì điều này sẽ khiến bạn bị loại ngay lập tức, nhà tuyển dụng hoàn toàn không muốn nhân viên mình dành thời gian, chi phí đào tạo trong 2 năm sau đó xin nghỉ và tự kinh doanh. 

 

Với những gợi ý về cách viết objective trong CV trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ rút ngắn con đường đi tới thành công!

 

DH (TỔNG HỢP)