Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

Cách trả lời phỏng vấn xin việc

Hiện nay, dù là các công ty nước ngoài hay công ty Việt Nam thì khi những công ty này muốn tuyển dụng người vào làm họ sẽ thông qua hình thức chọn lọc ứng viên phù hợp qua việc nộp CV, phỏng vấn trực tiếp.

Việc bạn vượt qua rất nhiều CV để bước được vào vòng phỏng vấn đã là may mắn. Tuy nhiên qua vòng CV không đồng nghĩa với việc mọi khó khăn đã hết. Vòng phỏng vấn, vòng quyết định bạn có được nhận vào làm công việc bạn yêu thích hay không vẫn còn ở phía trước. 

 

Vậy, làm thế nào để bạn có thể bước vào vòng phỏng vấn một cách thành công nhất? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn. 

 

Một vài mẹo nhỏ 

 

Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn trang phục một cách phù hợp, không quá cầu kì, chỉ cần gọn gàng thanh lịch. Nếu là nữ thì cũng nên trang điểm nhẹ để nhìn tươi tắn hơn. 

 

 

Nên nhớ khi phỏng vấn nên dùng kính ngữ, để người phỏng vấn thấy được sự tôn trọng bạn dành cho họ. 

 

Trước khi đi phỏng vấn, nên tìm hiểu thật kĩ về vị trí mình ứng tuyển, xem vị trí đó cần những kĩ năng gì, xem công ty mình ứng tuyển có văn hóa như thế nào. Khi bạn đã tìm hiểu kĩ, bạn sẽ có nhiều thông tin và bước vào phỏng vấn với phong thái tự tin. Đồng thời, khi bạn tìm hiểu kĩ về nơi mình ứng tuyển xin việc, nhà tuyển dụng khi phỏng vấn họ sẽ cảm nhận được sự nghiêm túc của bạn với công việc. Như vậy, khả năng bạn được chọn sẽ cao hơn. 

 

Trong quá trình phỏng vấn, có thể bạn có rất nhiều những thành tích, nhưng nên chọn một số những thành tích tiêu biểu nhất để nêu. Và cần luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi. Nhà tuyển dụng rất đề cao điều này. 


>>>> Cách trả lời phỏng vấn visa du học Mỹ

 

Những cách trả lời phỏng vấn 

 

Đầu tiên, luôn luôn bạn phải nghĩ đến đó là giới thiệu về bản thân mình. Một cách sơ lược nhất nhưng phải cho nhà tuyển dụng thấy được những nét cơ bản nhất về con người bạn. Lưu ý, không nên nói quá nhiều về bản thân qua câu hỏi này. 

 

Khi được hỏi vì sao bạn không tiếp tục làm ở nơi cũ mà lại đi tìm việc mới, với câu hỏi này bạn phải cẩn thận. Đừng cho đây là dịp tốt để bêu xấu nơi làm cũ, vì như vậy bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp. 

 

Hãy tìm ra những ưu điểm về nơi cũ và trình bày là cách tốt nhất. Và đồng thời nêu rõ lí do vì sao bạn muốn tìm một công việc mới. Đó có thể là vì bạn muốn trải nghiệm mình ở một môi trường khác. Hoặc cũng có thể do điều kiện, nơi làm cũ ở quá xa, bạn không tiện đi lại, nên bạn muốn chuyển đến nơi làm việc gần nhà hơn để tiện đi lại. 

 

 

Điểm yếu, điểm mạnh của bản thân. Với điểm yếu, bạn chỉ cần nếu ra 1 đến 2 điểm yếu của bản thân và trình bày, đồng thời luôn có tinh thần cầu thị. Thấy rằng điểm yếu đó có ảnh hưởng đến công việc thì sẵn sàng rèn luyện để từ bỏ. Với điểm mạnh, bạn hãy xem công việc, vị trí bạn xin vào làm cần những kĩ năng gì, qua đó xem mình có kĩ năng gì đặc biệt để hoàn thành công việc đó tốt nhất và trình bày với nhà tuyển dụng.

 

KIM LIÊN (TH)