Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

  • Doanh nhân
  • Bí quyết thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ

Bí quyết thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ

Khởi nghiệp từ chiếc xe đạp cọc cạch cùng niềm tin và ý chí mạnh liệt của tuổi trẻ, Đặng Lê Nguyên Vũ – người sáng lập, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên vang danh thương hiệu cà phê khắp năm châu. Vậy bí quyết thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ là gì ?

Phải có ước mơ, tham vọng lớn

 

>>> Khát vọng của ông vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ

 

>>> Đặng Lê Nguyên Vũ – Từ thành công đến biến cố cuộc đời

 

Là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới nhưng hình ảnh cà phê của Việt Nam không hề được biết đến. Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những loại ngon nhất thế giới nhưng thực tế có được công nhận?  Đặng Lê Nguyên Vũ luôn trăn trở điều đó và quyết định nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Ông muốn chế biến ra loại cà phê ngon nhất, có được một thương hiệu nổi tiếng và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tham vọng lớn lao ấy thôi thúc chàng sinh viên Y đến cháy bỏng.


 

Tuy nhiên, Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ tìm được ba người bạn có chung chí hướng. Không ngần ngại, ông bắt tay thực hiện ý tưởng của mình.  Ông và các bạn lặn lội tìm đến các thương gia cà phê nổi tiếng ở khắp các tỉnh thành năn nỉ, thuyết phục họ truyền nghề. Lâu dần, ông đã tích lũy được vốn kiến thức sâu rộng về cà phê. 


Năm 1996, ông thành lập cửa hàng cà phê Trung Nguyên với số vốn ban đầu hầu như không có gì ngoài chiếc xe đạp cũ. Với niềm tin và khát khao thành công mãnh liệt, sau vài tháng cái tên cà phê Trung Nguyên đã phát triển hơn cả một doanh nghiệp có thâm niên 20 năm tại thành phố Buôn Mê và không ngừng mở rộng các tỉnh thành khác. Sự đón nhận nhiệt tình và nhanh chóng của người tiêu dùng đã tạo nên một thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng như ngày hôm nay.


Chọn đối thủ lớn để cạnh tranh


Điều đặc biệt có thể thấy từ Trung Nguyên là luôn chọn những đối thủ lớn hơn mình rất nhiều để tuyên bố cạnh tranh như Nescafe, Vinacafe…đây cũng là cách tạo Trung Nguyên đưa thương hiệu mình đến người tiêu dùng.


 

Cuộc thi giữa một thương hiệu cà phê chưa tên tuổi là G7 đấu với thương hiệu mạnh nhất là Nescafe của Nestle vào năm 2003 thu hút 11.000 người tham gia đã mang lại thành quả rất ấn tượng cho G7. Bằng cách cạnh tranh với người đi đầu, cà phê hòa tan G7 tạo ấn tượng chất lượng không thua kém gì Nescafe, hơn nữa là sản phẩm của người Việt nên được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn hơn.


Có sáng tạo mới có thành công

 

Trung Nguyên đã xây dựng một thương hiệu cao cấp trong thị trường đang phát triển. Để làm được điều này, trước tiên cần phải thuyết phục người tiêu dùng trong nước sử dụng sản phẩm cao cấp, cũng như thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có thể sản xuất những loại cà phê cao cấp và chất lượng không thua gì các hãng cà phê lớn trên thế giới.


 

Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo, từ những chương trình khuyến mãi, (miễn phí 10 ngày dùng cà phê Trung Nguyên lúc mở quán cà phê đầu tiên tại Phú Nhuận, TP.HCM), các chương trình tri ân khác hàng…Đặc biệt, là áp dụng thành công hình thức nhượng quyền kinh doanh đã giúp Trung Nguyên có cơ hội phát triển trên khắp cả nước và vươn xa ra thế giới. Bên cạnh đó, cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam.


Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng, người Việt có thể sản xuất được những loại cà phê sành điệu, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Vì thế, ông đã thành lập một nhà máy và một chuỗi quán cà phê, đưa ngành cà phê Việt Nam vượt ra khỏi mặc cảm là cà phê chất lượng thấp, giá rẻ.

 

LÊ HẰNG (TỔNG HỢP)