Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

  • Doanh nhân
  • Ông Đoàn Nguyên Đức và câu chuyện có học

Ông Đoàn Nguyên Đức và câu chuyện có học

Là người Việt Nam đầu tiên sỡ hữu máy bay riêng, hiện đang nắm giữ trong tay hơn 10,000 tỷ đồng, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức và câu chuyện có học của ông đang được nhiều người quan tâm.

Thành công nhờ thi rớt đại học 3 lần

 

Ông Đoàn Nguyên Đức và câu chuyện có học

 

Ông  sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Là con trai thứ 3 trong gia đình, nên ngay khi còn nhỏ đã phải sớm chịu cảnh cực khổ, cơ hàn. Với ý chí phải thay đổi cuộc đời nên từ nhỏ ông đã cố gắng học tập, rèn luyện bản thân. Thế nhưng, con đường học vấn chưa từng mỉm cười với bầu Đức. Năm 1982, ông vào TP.HCM thi đại học, mang theo khát vọng đổi đời của một người sinh ra trong cảnh khó khăn. Nhưng dù cố gắng đến mấy, ông vẫn không thể vào được cổng trường đại học. Trả qua 3 lần thi, cả 3 lần đều không đạt kết quả như ý muốn.

 

Chính vì không đạt được ước nguyện bằng con đường học vấn nên ông chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời. Lúc bấy giờ, ông đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và tìm lối đi riêng.


Những kinh nghiệm học được từ trường đời

 

Ông Đoàn Nguyên Đức và câu chuyện có học

 

Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng nhỏ vào năm 1990, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã mang tên Hoàng Anh. Khoảng năm 1991, ông gặp một chuyên gia người Đài Loan đi tìm hiểu thị trường đầu tư kinh doanh mặt hàng gỗ ở Gia Lai và ông ta muốn hợp tác đầu tư liên doanh. Đây cũng chính là cơ hội lớn dể Đoàn Nguyên Đức học hỏi kinh nghiệm và mở đường cho sự nghiệp của mình sau này.

 

Theo thỏa thuận, phía Đài Loan sẽ cung cấp máy móc, thiết bị và hướng dẫn kỹ thuật, còn bầu Đức chịu phần sản phẩm gỗ, quản lý lao động sản xuất. Năm 1992, xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku ra đời với hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ.

 

Sau 4 năm hợp tác làm ăn, bầu Đức đã trả lại hết nợ và toàn quyền quản lý khối tài sản máy móc thiết bị nhà máy. Kế thừa sự thành công đó, bầu Đức mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tham gia các hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. Năm 1995, sản phẩm gỗ của Hoàng Anh Pleiku được xuất khẩu sang nhiều nước lớn trên thế giới.

 

Tỷ phú không tấm bằng đại học

 

Ông Đoàn Nguyên Đức và câu chuyện có học

 

Là chủ tịch của một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực với hàng nghìn cán bộ công nhân viên, khi tuyển dụng, ông  luôn đánh giá cao bằng đại học nhưng với ông đại học không phải là tất cả. Theo ông, Đại học chỉ là kiến thức nền, kiến thức cơ bản, nó có ý nghĩa với thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học, bác sĩ,… còn trong kinh doanh thì hoàn toàn không lệ thuộc.

 

Mặc dù không có bằng đại học nhưng ông không bao giờ tự ti về điều này. Với ông, ai cũng đều có quyền thành đạt ở lĩnh vực chuyên môn của mình, đừng bao giờ nghĩ không học là không thành đạt. Đừng nghĩ rằng sở hữu tấm bằng đại học thì mình hơn người khác nhưng điều đó là sai lầm lớn. Bởi ra đời còn nhiều yếu tố, học đại học chưa phải là làm ngay được. Theo ông, dù là kiến thức trong trường hay kiến thức ngoài đời, nếu không tận dụng, không tận thu thì cũng coi như bỏ đi.

 

Đoàn Nguyên Đức và câu chuyện có học, học từ trường đời, học từ thực tiễn, ông  đúc kết được rằng: ‘Hãy tin vào những dự cảm của mình chứ không nên bị chi phối hay tác động bởi các dự đoán của người khác, thậm chí là tổ chức nước ngoài...” Cũng có lẽ vì thế mà sự nghiệp của ông không dừng chân ở một lĩnh vực mà phát triển thành công trên tất cả lĩnh vực từ BĐS, kinh doanh gỗ đến nông nghiệp.

 

(TỔNG HỢP)