Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

  • Kinh doanh
  • Một số kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm

Một số kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm

Ngày nay, thị trường văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng trường học ngày càng phong phú, đa dạng và cạnh tranh khốc liệt khi nhiều nhà sách, công ty cung cấp văn phòng phẩm đua nhau mọc lên. Vậy làm thế nào để kinh doanh hiệu quả?

Sau đây là những kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm sẽ giúp ích cho bạn:

 

Thứ nhất, phân tích thị trường và ý tưởng kinh doanh

 

Một số kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm

 

Bạn cần tìm hiểu và phân tích thị trường xung quanh, thống kê số lượng cửa hàng văn phòng phẩm ở khu vực bạn dự định kinh doanh. Nếu ở những nơi đông người như thành phố thì chúng ta có thể mở nhiều của hàng cận kề nhau để tạo thành thế mạnh tập trung, còn nhưng nơi vắng người qua lại như nông thôn thì phải mở riêng biệt vì lượng khách hàng rất ít.

 

Tiếp theo, bạn phải có ý tưởng kinh doanh mới so với các cửa hàng bên cạnh để thu hút khách hàng, bạn phải trang trí sản phẩm bắt mắt hơn, dễ tìm thấy nhất để khách hàng dễ chọn lựa hơn. Đặc biệt, sản phẩm tại cửa hàng bạn phải đa dạng, luôn luôn cập nhật những sản phẩm mới đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

 

Phải có kế hoạch maketing, PR sản phẩm cửa hàng thông qua quảng bá, tờ rơi các trang mạng online zalo, facebook…Một ý tưởng hay và tuyệt vời nhất là bạn nên kết hợp kinh doanh văn phòng phẩm với dịch vụ photo copy sẽ thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn.


Thứ hai, chi phí đầu tư và chọn địa điểm kinh doanh

 

Một số kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm

 

Nếu bạn muốn bắt tay vào công việc kinh doanh văn phòng phẩm thì cần số vốn ban dầu phải kha khá từ 50-70 triệu trở lên, tùy vào mức độ lớn nhỏ cửa hàng cần kinh doanh của bạn mà chuẩn bị vốn phù hợp. Chi phí đó bao gồm cho các việc như: thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, các thiết bị, công cụ, tủ kệ…đặc biệt phải có vốn dự phòng ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh, thuê nhân viên.

 

Về địa điểm kinh doanh bạn nên chọn gần trường học, khu dân cư, đông người qua lại, tốt nhất là đường hai chiều để thuận tiện cho khách đến cửa hàng, vị trí cửa hàng phải đẹp, thoáng, rộng rãi, có đủ diện tích giữ xe phòng khi khách đông…

 

Thứ ba, nhân sự và pháp lý

 

Một số kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm

 

Tùy vào mức độ lớn nhỏ của cửa hàng văn phòng phẩm mà bạn định kinh doanh mà thuê nhân viên với số lượng phù hợp, không quá ít cũng không quá nhiều để khỏi tốn kém chi phí. Nên chọn những nhân viên chuyên nghiệp, có ý thức và biết lo lắng cho cửa hàng của bạn, còn đối với khách hàng thì phải luôn vui vẻ, biết lắng nghe, bảo vệ hàng hóa chu đáo…

 

Sau khi đã có mặt bằng kinh doanh, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở cửa hàng văn phòng phẩm để làm giấy phép kinh doanh và chỉ đóng thuế dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Nếu bạn vốn nhiều, chọn hình thức kinh doanh lớn thì nên chọn đăng kí hình thức công ty để có thể xuất hóa đơn đỏ thay vì trung gian nhé.

 

Thứ tư, tìm nơi nhập hàng, nhà cung cấp

 

Một số kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm

 

Trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng về hàng hóa được ưa chuộng từ dụng cụ học sinh, bút vở, máy tính casio, hồ sơ…Vì vậy bạn nên lập danh sách các loại văn phòng phẩm dự kiến, nhập những loại cơ bản, phổ biến trước, sau đó dựa vào nhu cầu thị hiếu của khách hàng và nguồn vốn để nhập những mặt hàng còn thiếu sau.

 

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến số lượng hàng tối thiểu phải nhập cho mỗi loại để hưởng giá buôn hay giá chiết khấu rẻ nhất. Bên cạnh đó, phải chọn những nguồn hàng có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng để tạo uy tín cho khách hàng của mình.

 

Kinh doanh bất kì ngành nghề nào ban đầu cũng gặp vô vàng khó khăn và thử thách. Nhưng nếu bạn khéo léo và thực hiện theo những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm trên thì chắc chắn sẽ thành công.

 

(TỔNG HỢP)