1. Khởi nghiệp từ bàn tay trắng
Lê Phước Vũ sinh năm 1963 tại Bình Định – mảnh đất của nhiều nhân tài. Sau khi tốt nghiệp phổ thông ông theo học Trung cấp ngành vận tải và Nam tiến để lập nghiệp. Lúc đầu ông làm ở đội xe khoán, rồi đến lái xe con để kiếm tiền và mưu sinh.
Giai đoạn đầu rất khó khăn với bầu Vũ, ông đã phải đến nhiều nơi như Tây Ninh, Sài Gòn, Buôn Mê Thuột để mưu sinh. Nhờ vào sự quyết tâm, nỗ lực và phấn đấu không ngừng của mình ông được vào làm quản đốc phân xưởng gỗ tại Sài Gòn và sau đó là quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng.
Do làm trong cửa hàng vật liệu xây dựng nên Lê Phước Vũ học được nhiều kinh nghiệm và nhận thấy sản phẩm tôn lợp rất phù hợp và cần thiết trong xây dựng. Từ đó ông nhen nhóm việc mở cửa hàng kinh doanh mái tôn. Vào tháng 4/1994 ông cùng vợ đã vay mượn nhiều nơi để có đủ số tiền 5 triệu đặt cọc và mở cửa hàng cắt tôn. Đây chính là bước khởi nghiệp đầu tiên của đại gia Lê Phước Vũ.
2. Ba lần vượt “bão”
Cuộc đời ông Lê Phước Vũ không phải là màu hồng êm đềm mà việc khởi nghiệp của ông gặp nhiều khó khăn. Năm 1997 khi thị trường tôn cắt sẵn không còn thuận lợi ông phải tính đến việc đầu tư máy móc, hệ thống cắt tôn hiện đại hơn. Tại thời điểm này hệ thống máy móc có giá đến 120.000 USD và phải nhập trực tiếp từ Đài Loan đây là một trở ngại lớn về kinh tế đối với ông.
Vượt qua khó khăn ông sử dụng các phụ tùng ở Đài Loan, tìm hiểu bản thiết kế và thuê gia công, tìm thêm các linh kiện trong nước và máy cán tôn tự chế ra đời và đến nay vẫn hoạt động tốt.
Sau 7 năm lăn lộn trên thương trường và tích cóp được một số vốn ông quyết định thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, vốn điều lệ là 30 tỷ đồng và có 22 nhân viên chuyên sản xuất các tấm lợp kim loại, tôn mạ màu, tôn mã kẽm cũng như các loại vật liệu xây dựng khác.
Hoạt động theo phương châm “mua tận gốc, bán tận ngọn” ông đã cố gắng đem sản phẩm tốt, chất lượng, giá phải chăng đến người tiêu dùng. Đây là một trong những phương thức giúp công ty non trẻ của ông có vị trí trên thị trường bà bắt đầu cạnh tranh với những “ông lớn” trong lĩnh vực này.
Vào năm 2008 khi thị trường kinh tế suy thoái và gặp nhiều khó khăn, chiến lược kinh doanh này đã giúp Tập đoàn Hoa Sen phát triển mạnh mẽ, trụ vững trong ngành tôn thép.
3. Doanh nhân của cộng đồng
Một doanh nhân thành đạt, tài ba không chỉ ở số tiền họ kiếm được mà còn ở chữ tín, cách đối nhân xử thế và các hoạt động cộng đồng của họ. Lê Phước Vũ hiểu rõ trách nhiệm cộng đồng của mình, ông luôn cố gắng tạo điều kiện tốt cho các công nhân trong đơn vị của mình. Sau đó là trách nhiệm với nhà nước như đóng thuế, tham gia đầy đủ các quy định của nhà nước.
Mỗi năm, Tập đoàn Hoa Sen đều trích 3% lợi nhuận để thực hiện các hoạt động từ thiện cho cộng đồng như xây trường, xây cầu, hỗ trợ cho nhân dân vùng bị thiên tai… Chính những điều này đã tạo nên một doanh nhân Lê Phước Vũ vừa có đức vừa có tài.
(TỔNG HỢP)