Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

Đoàn Nguyên Đức

Cổng thông tin kinh tế doanh nhân Việt Nam, Mạng thông tin cộng đồng doanh nhân Việt Nam, Câu Lạc Bộ Doanh Nhân Đương Thời
Đoàn Nguyên Đức

Đoàn Nguyên Đức

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
“Thích thú của tôi là định hình giá thị trường”

 

 

 

 

 

 

 

Nhắc đến cái tên Đoàn Nguyên Đức ngay lập tức nhiều người sẽ gọi ngay biệt danh “bầu” Đức, sẽ nói đến việc ông sở hữu máy bay riêng, câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, học viện Hoàng Anh Gia Lai – JMG Asernal và tất nhiên là cả chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai… Để đạt được những thành tựu đó ông đã không ngừng làm việc, học tập và nỗ lực suốt gần 30 năm.

Sinh ra tại Bình Định, sau đó gia đình chuyển lên TP.Pleiku , Tỉnh Gia Lai sinh sống. Gia đình có đến 10 anh em, tuổi thơ của ông là những tháng ngày vất vả trên đồng ruộng cùng với cha mẹ. Hiểu được khó khăn của gia đình, ngay từ khi còn bé ông đã học hành chăm chỉ với mong ước thay đổi cuộc sống. Và ngày đó cũng đến khi ông bước vào ngưỡng cửa đại học, nhưng thật tiếc thay cả 4 lần thi cử ông đều trượt – chính điều này đã mở ra cho cuộc đời ông một bước ngoặt và tạo dựng được sự nghiệp sau này. Ông quyết định tự dò tìm con đường kinh doanh riêng mà không bước tiếp vào con đường học vấn.

Năm 1990, khi mới 22 tuổi ông bắt đầu việc điều quản lý một xưởng mộc chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã Chư-rông,TP.Pleiku, Tỉnh Gia Lai. Từ xưởng mộc này, sau đó ông đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác. Những bước đi đầu tiên khá thuận lợi giúp ông nhanh chóng xây dựng được nhà máy chế biến gỗ đầu tiên và năm 1993 Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh Pleiku được thành lập. Các sản phẩm của Hoàng Anh Pleiku ngày càng được ưa chuộng và có uy tín trên thị trường.

Bên cạnh việc kinh doanh sản xuất gỗ, bắt đầu từ những năm 2000, Hoàng Anh Pleiku mở rộng hoạt động kinh doanh như sản xuất đá granit, chế biến mủ cao su, đầu tư kinh doanh dịch vụ, bất động sản… và chuyển thành Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.

Hiện nay, Hoàng Anh Gia Lai đang mở rộng đầu tư nông nghiệp, khai thác khoáng sản, thủy điện và bất động sản với các dự án mở rộng ra các nước trong khu vực. Hiện Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp đầu tư lớn nhất của Việt Nam tại Lào và kinh doanh nhiều ngành nghề tại Thái Lan, Campuchia, Myanmar.

Bóng đá – con bài chiến lược

Là người nhạy bén cộng với tình yêu dành cho bóng đá, năm 2001 ông tiếp nhận đội bóng tỉnh Gia Lai và đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, một mặt vừa phát triển câu lạc bộ một mặt đẩy thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai đến với đại chúng. Chiến lược đúng đắn đó đã đưa thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai vươn xa và đón nhận những thành công nhất định nhiều năm sau đó.

Năm 2002, ông Đoàn Nguyên Đức mang về sân Pleiku cái tên đình đám nhất của bóng đá Đông Nam Á lúc bấy giờ là cầu thủ Kiatisuk. Sự kiện này khi đó tạo nên một cơn sốt và cùng với điều đó là sức ảnh hưởng của Hoàng Anh Gia Lai cũng như tiếng tăm của ông vang dài trên các phương tiện truyền thông. Ngay sau đó là 2 chức vô địch liên tiếp ở 2 mùa giải 2003 – 2004, mang đến cho bóng đá tỉnh Gia Lai sự khởi sắc, còn người hâm mộ vỡ òa trong niềm hạnh phúc.

Năm 2007, sau nhiều năm ấp ủ học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – Arsenal JMG được thành lập và hoạt động theo mô hình đào tạo cầu thủ của câu lạc bộ Arsenal. Một năm sau đó, ông Đức mua lại 20% cổ phẩn của Arsenal, chính thức trở thành cổ đông của câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng hàng đầu thế giới. Hàng tuần, logo Hoàng Anh Gia Lai chạy dọc trên các tấm biển quảng cáo dưới sân vận động Emirates. Từng bước từng bước, thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai không chỉ nổi danh ở Việt Nam mà còn đến với thị trường nước ngoài.

 

Ông Đức nhận Giải thưởng Ernst & Young - Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp thế giới năm 2012


Thay đổi táo bạo

Khi thị trường có sự biến động, Hoàng Anh Gia Lai với vị thế của một tập đoàn lớn mạnh luôn có những chiến lược mới mẻ, táo bạo trước những thách thức.

Những năm 2011, 2012 thị trường bất động sản trong nước gần như đóng băng, ông cho tách những công ty con sở hữu những dự án nhà ở ra khỏi tập đoàn, chỉ giữ lại một vài dự án tiềm năng. Đặc biệt, năm 2013 ông gây bất ngờ khi đầu tư vào ngành trồng trọt với mía đường. Với chu kỳ ngắn ngày, chi phí thấp lại nhanh chóng mang lại doanh thu ngoài mong đợi chiếm 39% tổng doanh thu năm 2013 của tập đoàn trong khi bất động sản chỉ còn 9%, cho thấy đây là sự chuyển hướng đúng đắn của bầu Đức.

Đầu năm 2014, bầu Đức gây “sốc” khi tuyên bố dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt với số lượng lên đến hơn 200.000 con. Ông cho biết dự án này sẽ hình thành một liên minh mạnh giữa 3 công ty lớn là Hoàng Anh Gia Lai – NutiFood (Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood) – VISSAN (Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản). Dự án có vốn đầu tư lên đến 6.300 tỷ đồng và kéo dài từ năm 2014 – 2017.

Chăn nuôi vốn không phải là thế mạnh của Hoàng Anh Gia Lai và lĩnh vực chăn nuôi bò ở Việt Nam vốn tiềm ẩn nhiều khó khăn và rủi ro. Đứng trước những thách thức đó, ông Đức tỏ ra rất tự tin, ông cho rằng với những trang trại, đồn điền rộng lớn, phụ phẩm nông sản… Hoàng Anh Gia Lai có những điều kiện thuận lợi để tiến hành thậm chí là mở rộng dự án. Với một chu trình sản xuất khép kín diễn ra ngay tại trong nước, dự án chắc chắn sẽ mang lại những tác động tích cực cho thị trường thịt và sữa bò mà thị trường trong nước có nhu cầu rất lớn nhưng lại có nhiều biến động về giá cả cũng như chất lượng. Ông phát biểu: "Thích thú của tôi là định hình giá thị trường. Trước đây, với bất động sản, Hoàng Anh Gia Lai cũng giữ vai trò định giá trong một thời gian dài. Và hiện tại với mía đường, nếu thuận lợi chúng tôi cũng có thể quyết định giá. Còn thịt và sữa bò, tôi tin chúng tôi sẽ làm được"

Những thay bước đi mới của Hoàng Anh Gia Lai được đánh giá là khôn ngoan và thức thời “lấy ngắn nuôi dài”. Trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, đó có thể xem là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp.
 

Phan Thanh (tổng hợp)