Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

  • Kiến thức
  • Lá cây cao su rụng vào mùa nào trong năm?

Lá cây cao su rụng vào mùa nào trong năm?

Lá cây cao su thường rụng vào mùa mưa sang mùa khô, khoảng cuối tháng 12 đến đầu tháng 3 tạo nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn như phim ngôn tình.

1. Tìm hiểu cây cao su

2. Lá cây cao su rụng vào mùa nào?

3. Lưu ý

Cây cao su đã trở thành một phần quan trọng của nền nông nghiệp ở Việt Nam. Nhờ khả năng khai thác mủ kéo dài, cây tạo ra nguồn thu nhập ổn định, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Để đảm bảo hiệu suất thu hoạch, quan trọng nhất phải chú ý đến các quy trình canh tác, đặc biệt thời điểm lá cây cao su rụng.

Tìm hiểu cây cao su

Lá cây cao su rụng vào mùa nào trong năm?

Cây cao su là 1 loại cây thân gỗ, nhờ vào khả năng thích nghi cao, chúng được trồng phổ biến ở nhiều khu vực trên toàn quốc. Sau khi trồng từ 4 – 6 năm, thân cây phát triển vươn lên độ cao lớn và tạo ra tán lá rộng. Sau giai đoạn rụng lá, khi cây ra lá mới cây sẽ bước sang 1 giai đoạn quan trọng, người ta thường ví như giai đoạn kinh doanh, kinh tế hay còn được gọi là giao đoạn cạo mủ cao su.

Mủ của cây cao su là chất lỏng được tiết ra từ nhựa cây, có màu trắng. Khi tiến hành thu hoạch, thân cây sẽ được cắt xoắn vòng để nhựa chảy ra (quá trình này gọi là cạo mủ). Mặc dù cây có thể cạo mủ quanh năm, nhưng sản lượng mủ đạt cao nhất là vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng 10 – 11 dương lịch. Từ năm thứ 3, cây thường rụng lá trong mùa đông, đặc biệt là những vùng có mùa khô nổi bật.

Lá cây cao su rụng vào mùa nào?

Lá cây cao su rụng vào mùa nào trong năm?

Lá cây cao su là 1 trong những bộ phận quan trọng của cây, thường có hình dạng lá kép lông chim (trifoliate – nghĩa là mỗi lá chứa 3 lá chép chính với phiến lá nguyên, các lá chép mọc cách nhau tạo nên hình ảnh giống lông chim nở ra. Cây cao su thường phải trải qua quá trình thay lá, khi lá già chúng sẽ chuyển từ màu xanh tươi sang vàng, đỏ tạo nên 1 cảnh quan vô cùng đẹp mắt và bắt đầu quá trình rụng, thay lá vào mùa khô (khi chuyển từ mùa mưa sang khô). 

Ở môi trường nhiệt đới, nơi phổ biến trồng cây cao su việc rụng lá thường diễn ra vào đầu mùa lạnh và cuối mùa khô, khoảng từ cuối tháng 12 đến tháng 3. Tuy nhiên, việc rụng lá ở mỗi nơi còn tùy thuộc vào từng điều kiện khí hậu cụ thể.

Thời điểm lá cây cao su rụng đi cũng có thể là lúc cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng hoạt động cao sang giai đoạn nghỉ đông. Khi lá cuối cùng rụng xuống, rừng cao su bắt đầu một chu kỳ mới với sự đâm chồi, nảy lộc và sự xuất hiện của những tán lá mới, tạo nên khung cảnh tươi mới cho mùa mới sắp bắt đầu.

Lưu ý khi cao su rụng lá?

Vào mùa cao su rụng lá, cần tạm ngưng nghỉ cạo mủ, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị cho mùa cạo mủ mới, chăm sóc cây cao su:

Lá cây cao su rụng vào mùa nào trong năm?

Tạm nghỉ cạo mủ

Trong giai đoạn rụng và bắt đầu thay lá, cây cao su chỉ còn lại cành nhánh, chúng cần tập trung năng lượng để mọc lại lá mới, nên ngưng nghỉ cạo mủ. Cạo mủ trong khoảng thời gian này có thể làm suy giảm sức đề kháng của cây, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, sản lượng mủ trong tương lai.

An toàn phòng cháy

Trong mùa lá cây cao su rụng thì lá khô rơi xuống rất nhiều, thành từng cụm, các nhánh cây cũng dễ cháy lây lan đám cháy tốc độ nhanh chóng. Vì vậy không nên thực hiện các hành động đốt lửa trong vườn cây vào bất cứ lý do nào. Thường xuyên dọn dẹp lá rụng và đưa chúng đến nơi khác xử lý.

Chuẩn bị cho mùa cạo mủ

Thực hiện công tác chuẩn bị cho mùa cạo mủ mới, gồm kiểm tra sửa chữa máng, kiềng trên cây, đặt chén hứng trên kiềng để tiện lợi cho quá trình cạo mủ, kiểm soát công cụ, phương tiện vận chuyển để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Cần xem xét nguồn nhân lực trong giai đoạn cạo mủ, chăm sóc, vận chuyển thành phẩm.

Chăm sóc cây cao su

Bón phân đúng cách, tưới nước, diệt cỏ dại, dọn dẹp lá rụng trong các giai đoạn sinh trưởng khác để tối ưu hóa sự phát triển và sản xuất mủ.

Vào thời điểm lá cây cao su rụng, thay lá mới và nở hoa, bạn có thể đến tham quan để trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng mạnh mẽ của rừng cao su. Khi tán lá chuyển màu rực rỡ, tạo nên không gian đẹp như cổ tích, lãng mạn, tạo điều kiện lý tưởng cho việc chụp lại những bức ảnh lưu niệm tuyệt vời.

Lá cây cao su rụng có hại cho cây không?

Lá cây cao su rụng có thể không hoặc có gây hại cho cây. Trong chu trình phát triển, thì việc rụng lá tự nhiên là 1 quá trình bình thường. Các lá cây đã già cỗi không còn hữu ích cho quá trình quang hợp sẽ được rụng xuống để nhường chỗ cho lá mới mọc, đóng góp quá trình sản xuất năng lượng cho cây.

Bộ lá rụng hàng năm còn là nguồn phân bón hữu cơ cho cây cao su và các cây trồng xung quanh đó. Bên cạnh đó, trong quá trình phân hủy, xương lá vẫn giữ nguyên nên lá cao su có thể được tái chế tạo ra các sản phẩm trang trí độc đáo…

Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, cây cao su rụng lá có thể gây hại cho cây. Cụ thể bệnh rụng lá Corynespora tấn công, thiếu mất cân bằng dinh dưỡng, cháy nắng khô hạn, úng nước khiến lá non, lá già vàng và rụng, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, sản lượng vườn cây cao su. Vì vậy cần kiểm tra thực kỹ lưỡng tình hình thực tế của cây để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

VAI TRÒ CỦA MỦ CAO SU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CAO SU KỸ THUẬT

Mủ cao su được thu hoạch từ cây cao su, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ đời sống con người, cụ thể:

1. Là nguyên liệu chính

Mủ cao su là nguyên liệu cơ bản để sản xuất các sản phẩm cao su, bao gồm các loại elastomer, như cao su tổng hợp (ví dụ: styrene-butadiene rubber - SBR, nitrile rubber - NBR) và cao su tự nhiên. Các loại elastomer này được sử dụng để tạo ra một loạt các sản phẩm cao su kỹ thuật.

2. Cải thiện tính chất cao su

Mủ cao su thường được sử dụng như một thành phần cải thiện tính chất của cao su tổng hợp. Việc thêm mủ cao su vào các hỗn hợp cao su có thể cải thiện độ bền, độ co giãn, tính năng cách điện, khả năng chịu nhiệt của sản phẩm cao su.

3. Sự linh hoạt và co giãn

Mủ cao su tự nhiên có sự linh hoạt và co giãn tự nhiên, điều này làm cho nó trở thành nguyên liệu lý tưởng cho các sản phẩm đòi hỏi khả năng co giãn cao, chẳng hạn như ống dẫn, bản lề cao su, các phụ tùng đàn hồi khác.

4. Cách điện và cách nhiệt

Mủ cao su có khả năng cách điện và cách nhiệt tốt, do đó được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tính cách điện và cách nhiệt cao, như trong sản xuất dây điện, bọc ống và các sản phẩm cách nhiệt khác.

5. Khả năng chống hóa chất

Một số loại mủ cao su có khả năng chống hóa chất tốt, làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm cần chịu ảnh hưởng của hóa chất, như trong sản xuất ống hóa chất, kín cao su, và phụ tùng ô tô.

Tóm lại, mủ cao su đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu chính và cải thiện tính chất của các sản phẩm cao su kỹ thuật, từ đó làm tăng hiệu suất và độ tin cậy của chúng trong nhiều ứng dụng khác nhau.