123 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM
Vậy những giấy tờ này cần được xác nhận ở đâu, bài viết công chứng hồ sơ xin việc ở đâu dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Nhu cầu công chứng sơ yếu lý lịch của mọi người là rất lớn. Tuy nhiên do không được quy định về pháp lý rõ ràng nên nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn.
>>>> Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì
Ngay cả cách tiếp nhận hồ sơ cho đến việc xử lý ở mỗi nơi cũng sẽ khác nhau. Nhiều người thắc mắc rằng phải chứng thực ngay tại địa phương sinh sinh hay chỉ cần có bản gốc là có thể chúng thực ở bất kì cơ quan hành chính nhà nước nào.
Công chứng sơ yếu lý lịch là công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng hay một giao dịch nào nó bằng văn bản.
Đối với những sơ yếu lý lịch có những nội dung liên quan đến thông tin về hộ tịch, nhân thân… trong sơ yếu lý lịch thuộc thẩm quyền của nhà nước, thì bắt buộc phải đến ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú để chứng thực sơ yếu lý lịch.
Trong trường hợp, nếu chứng thực sơ yếu lý lịch chỉ đơn thuần là sao từ bản chính thì bạn có thể tới bất kì Uỷ ban nhân dân cấp xã nào mà không cần phải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bạn có hộ khẩu thường trú
Thường thi khi xin việc người sử dụng lao độnghay thắc mắc công chứng hồ sơ xin việc ở đâu. Nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân, hộ khẩu có chứng thực thôi còn đơn xin việc thì không chứng. Sơ yếu lý lịch thì chứng thực chữ ký còn CMND và hộ khẩu thì chứng thực bản sao.
Để chứng thực các giấy tờ trên thì bạn có thể chứng ở bất kỳ Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã nào trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể pháp luật quy định như sau:
1. Đối với chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch, đơn xin việc thì theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, thì thực hiện như sau:
Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
2. Đối với chứng thực bản sao CMND, sổ hộ khẩu, Nghị định 23 quy định như sau:
Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. Nghĩa là bạn phải có bản chính CMND và Sổ hộ khẩu mới chứng thực bản sao được.
3. Quy định về thẩm quyền chứng thực các giấy tờ trên
* Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
* Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
Chúc các bạn luôn thuận lợi trong công chứng hồ sơ xin việc trên đây!
HUỆ NHÂN (TH)