Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

Cách viết CV xin việc làm

Có thể nói CV xin việc là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng.

Nó là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bạn được mời phỏng vấn hay không. Hãy tham khảo bài viết sau để có thể trình bày  được một CV xin việc thật ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng nhé!


>>>> Cách viết CV xin du học

 

Khái niệm CV xin việc


 

Đầu tiên bạn cần phải hiểu được CV xin việc là gì mới có thể bắt đầu trình bày nó. Thực chất CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae có nghĩa  là sơ yếu lý lịch, là một bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và những kỹ năng chuyên môn của mình một cách ngắn gọn và đầy đủ. Bạn không được nhầm lẫn nó với Sơ yếu lý lịch tự thuật có sẵn, thường được bán kèm theo hồ sơ xin việc ở những cửa hàng văn phòng phẩm thông thường nhé.


Khi bắt đầu trình bày một CV xin việc, bạn cần phải xác định được nó là một công cụ tiếp thị. Nội dung phải thể hiện được bạn là ứng viên thích hợp, là người có trình độ chuyên môn và giáo dục, có đủ kinh nghiệm và kỹ năng đáp ứng được công việc và các yêu cầu của công ty…


Cách trình bày CV xin việc chuẩn


Hiện nay không có một quy định hay định dạng nhất định nào cho một bản CV, mà tùy vào ngành nghề và công ty mà bạn nộp đơn xin việc để lựa chọn cho mình mẫu CV thích hợp. Về cơ bản thì CV xin việc gồm những phần như sau:


+ Thông tin cá nhân: Cung cấp họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc…của bạn.

 

 

+ Bằng cấp/chứng chỉ: Mục này bạn chỉ cần đề cập tới bằng Đại học, cao đẳng chuyên ngành nào? Trường nào?  Hoặc bậc sau Đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ…(nếu có). Cần bổ sung các bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan: ví dụ như chứng chỉ vi tính, tiếng Anh TOEFL, chứng chỉ SEO…

 

+ Kinh nghiệm làm việc: Nếu bạn đã từng đi làm thì cần nêu tóm tắt quá trình làm việc của bạn ở công ty đó, nói rõ vị trí đảm nhiệm, chuyên môn…Tốt nhất trình bày theo thời gian từ gần nhất tới xa nhất nhé. Còn  nếu là sinh viên chưa đi làm thì bạn có thể liệt kê các kinh nghiệm từ thực tiễn trong quá trình học tập, làm thêm… 


+ Kỹ năng và trình độ chuyên môn: Liệt kê tất cả những kĩ năng và điểm mạnh của bạn vào phần này. Ví dụ như giao tiếp tiếng Anh thành thạo, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, lãnh đạo…Chú ý nhấn mạnh vào những kỹ năng hoặc chuyên môn phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

 

 

+ Sở thích cá nhân: Bạn có thể trình bày một vài sở thích cá nhân của mình vào CV. Ví dụ như đọc sách, nghiên cứu tài liệu, học tiếng anh, yêu thể thao…điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được cá tính cũng như con người của bạn hơn.


Khi trình bày CV phải luôn sử dụng loại font chữ và định dạng dễ đọc để giúp nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ của bạn một cách dễ dàng  hơn. Nên trình bày nội dung CV tối đa 2 mặt của giấy A4 là đủ, có thể sử dụng chữ in đậm, in nghiêng, gạch chân để làm nổi bật các tiêu đề chính…Bạn nên kiểm tra kỹ lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.


Chúc bạn sớm tìm được công việc mình mong muốn!

THÚY HẰNG (TH)