Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

Thuốc Loratadin có gây buồn ngủ không?

Loratadin có gây buồn ngủ không? Đây là thuốc điều trị dị ứng nên tùy vào cơ địa. Công ty dược phẩm An Thiên có vài thông tin và lời khuyên khi uống để đảm bảo hiệu quả.

Loratadin là gì?

Tác dụng

Có gây buồn ngủ không?

Tình trạng sức khỏe nào cần lưu ý khi uống?

Lưu ý khi sử dụng

Công ty dược phẩm An Thiên

Khi bạn gặp các triệu chứng dị ứng như viêm mũi, ngứa hoặc mày đay...Loratadin là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người có lo ngại liệu Loratadin có gây buồn ngủ không? Câu trả lời có nhưng điều này tùy theo cơ địa của mỗi người và phần lớn người sử dụng thuốc không gặp vấn đề này. Điều quan trọng là tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn sử dụng thuốc đúng cách, đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị.

Loratadin là gì?

Loratadin là gì?

Loratadin là một loại thuốc kháng histamin, giúp giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết và điều trị ngứa da do phát ban. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là thuốc phòng ngừa phát ban hoặc điều trị sốc phản vệ. Trong trường hợp bác sĩ chỉ định xài Epinephrine để điều trị dị ứng, người bệnh nên luôn mang theo ống tiêm và không nên thay thế nó bằng Loratadin.

Tên gọi của thuốc: Loratadin

Tên quốc tế: Loratadine

Nhóm thuốc: Thuốc kháng histamin H1

Nếu tự mua Loratadin mà không có hướng dẫn từ chuyên gia y tế, hãy đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết cách sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với trẻ em, cần lưu ý rằng loratadin dạng viên nén hoặc viên nang không thích hợp cho trẻ dưới 6 tuổi, trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ. Loratadin dạng dung dịch hoặc viên nhai không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Tác dụng của thuốc loratadin

Loratadin dùng trong các trường hợp như:

Viêm mũi dị ứng

Cụ thể như ngứa và chảy nước mũi, nghẹt mũi và hắt hơi do tiếp xúc với allergen (phấn hoa, cỏ, bụi, thú cưng, thức ăn hoặc các chất gây dị ứng khác).

Dị ứng mắt

Loratadin làm giảm các triệu chứng ở mắt như ngứa, đỏ và chảy nước mắt do các tác nhân gây dị ứng tồn tại trong môi trường.

Mày đay mãn tính

Mề đay là một bệnh da liễu phổ biến, biểu hiện bằng các đám sẩn phù có mật độ mềm, hơi nổi gồ trên mặt da và gây ngứa nhiều. Bệnh có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Nếu không được điều trị, có nguy cơ phát triển thành phản ứng dị ứng nghiêm trọng, gọi là phù mao mạch dị ứng, có thể gây nguy hiểm đến đường thở.

Phù mạch (Quincke)

Phù mạch là tình trạng sưng nề của da và niêm mạc, xuất hiện đột ngột trong khoảng vài giờ đến 72 giờ. Các triệu chứng bao gồm sưng to, đau nhức, ngứa, và có thể xuất hiện ở các vị trí cụ thể như lưỡi, môi, mắt, miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục. Tình trạng này  gây cảm giác căng đau, ngứa nhẹ hoặc tê bì do áp lực lên dây thần kinh cảm giác. Nếu không được điều trị kịp thời, phù mạch gây ra triệu chứng khó thở và nguy hiểm cho hệ hô hấp.

Tuy Loratadin giúp giảm triệu chứng dị ứng, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng để đảm bảo rằng nó phù hợp và an toàn cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn. Bởi Loratadin có khả năng gây ra một số tác dụng phụ và có thể tương tác với một số loại thuốc khác bạn có thể đang dùng.

Loratadin có gây buồn ngủ không?

Loratadin có gây buồn ngủ không?

Không giống như một số loại thuốc kháng Histamin trước đó, Loratadin được tạo ra để chống dị ứng mà không tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương và giảm buồn ngủ như các thế hệ trước đó.

Buồn ngủ là một tác dụng phụ của thuốc nhưng chỉ xảy ra trong vài tình huống, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, liều lượng và cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, không lái xe, điều khiển máy móc hoặc làm những việc đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi bạn chắc chắn rằng mình có thể thực hiện các hoạt động đó một cách an toàn.

Nếu buồn ngủ sau khi dùng Loratadin, hãy thử uống vào buổi tối để giảm tác động. Nếu việc này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn cần thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp phù hợp.

Để đảm bảo sử dụng Loratadin an toàn và hiệu quả, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và liều lượng được chỉ định và theo dõi cách cơ thể của bạn phản ứng với thuốc để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Tình trạng sức khỏe nào cần lưu ý khi uống Loratadin?

Vài tình trạng sức khỏe và tình huống cụ thể làm ảnh hưởng đến việc sử dụng Loratadin hoặc gây ra các tác động phụ không mong muốn, bao gồm:

Bệnh gan

Gan yếu làm cho quá trình loại bỏ Loratadin khỏi cơ thể chậm hơn, gây tăng nguy cơ tác dụng phụ hoặc tích tụ thuốc trong cơ thể.

Bệnh thận

Tương tự như gan, nếu thận yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải Loratadin ra khỏi cơ thể.

Bệnh tim mạch

Nếu bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch: nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp hoặc nhịp tim bất thường, cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng Loratadin.

Bệnh đái tháo đường và Phenylketone Niệu (PKU)

Loratadin dạng dung dịch hoặc viên nhai đôi khi chứa đường hoặc aspartame. Cần cân nhắc thật kỹ nếu bạn có đái tháo đường, phenylketone niệu (PKU), hoặc ràng buộc chế độ ăn uống đặc biệt.

Thai kỳ và cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Loratadin để đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Dị ứng với Loratadin

Nếu bạn từng có dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn với Loratadin hoặc các loại thuốc kháng histamin khác, cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng lại thuốc này.

Sử dụng cùng với các loại thuốc khác

Khi uống Loratadin với các loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc có tác động lên hệ thần kinh hoặc tim mạch, cần lưu ý để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng Loratadin

Lưu ý khi sử dụng Loratadin

Loratadin dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng như dị ứng mùa, nổi mề đay, ngứa da, và sổ mũi. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng:

Liều dùng – cách dùng

Người lớn: cần phải trên 30kg và liều thông thường là 10mg/1lần mỗi ngày.

Trẻ em:

  • Trẻ từ 2-12 tuổi trên 30kg sử dụng liều như người lớn, tức là 10mg mỗi lần mỗi ngày. Dưới 30kg nên dùng dạng siro với liều 5mg (5ml) mỗi ngày.
  • Dưới 6 tuổi, không nên uống loratadin dạng viên nén hoặc viên nang, trừ khi bác sĩ cho phép.
  • Loratadin dạng dung dịch hoặc viên nhai không được cho trẻ dưới 2 tuổi uống, trừ khi được chỉ định cụ thể bởi bác sĩ.

Ngoài ra, luôn luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà dược khi sử dụng thuốc, và không nên tùy tiện điều chỉnh liều lượng. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào về việc sử dụng loratadin, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhà dược của bạn để được tư vấn cụ thể cho trường hợp cá nhân của bạn hoặc của trẻ.

Chỉ định sử dụng thuốc

Loratadin giúp giảm triệu chứng dị ứng như sổ mũi, ngứa và phát ban nhưng không chữa trị nguyên nhân gốc rễ của bệnh lý và không bảo vệ khỏi các tình huống sốc phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng nặng.

Tác dụng phụ

Mức nhẹ:

  • Mệt mỏi
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Buồn ngủ
  • Đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
  • Mắt đỏ hoặc ngứa.
  • Chảy máu mũi.
  • Chóng mặt
  • Khô miệng

Nghiêm trọng:

  • Tăng nhịp tim, khó thở, thở khò khè hoặc khó nuốt
  • Sưng phù: bên trong và xung quanh miệng, mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, cánh tay, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Buồn nôn
  • Ói
  • Phát ban, ngứa
  • Khàn tiếng
  • Chảy nước dãi
  • Mất ý thức

Công ty dược phẩm An Thiên

Việc lựa chọn cơ sở, nhà thuốc uy tín để mua và sử dụng rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang nhận được sản phẩm chất lượng và an toàn. Vấn đề về thuốc giả và thuốc kém chất lượng đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ.

Công ty dược phẩm An Thiên là một trong những doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, sản xuất và phân phối sản phẩm dược phẩm, trang thiết bị y tế và thực phẩm chức năng. Họ luôn đứng vững trên thị trường nhờ luôn tuân thủ tiêu chuẩn thực hành phân phối thuốc tốt (GDP) và có hệ thống khách hàng rộng rãi trải khắp các tỉnh thành, bao gồm bệnh viện lớn, nhà thuốc và đại lý. Việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm của An Thiên Pharma luôn đáp ứng được nhu cầu và tin tưởng của người tiêu dùng.