123 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TPHCM
Mục lục
Điện năng tiêu thụ thang máy gia đình sẽ tùy thuộc từng loại gồm thang có phòng máy và không có phòng máy cũng như từng tải trọng của nó.
Cụ thể mời bạn tham khảo bảng thống kê công suất tiêu thụ 2 dòng thang sau:
Tải trọng |
Thang máy có phòng máy |
Thang máy không phòng máy |
Thang máy gia đình 350kg |
3.7kWh |
2,2 kWh |
Thang máy gia đình 450kg |
5,5 kWh |
3,0 kWh |
Thang máy gia đình 750kg |
7,5 kWh |
4,3 kWh |
Thang máy gia đình 1000kg |
11kWh |
11kWh |
Theo đó tải trọng thang máy càng lớn thì điện năng tiêu thụ càng nhiều. Đối với thang máy cho gia đình tải từ 450kg trở xuống chỉ cần chi trả khoảng 300.000VNĐ - 400.000VNĐ/ tháng (được thống kê từ các nhà phân phối uy tín).
Câu trả lời là không, so với các dòng thang tải khách, bệnh viện, chung cư, thang máy gia đình tốn điện ít hơn. Trong trường hợp xài liên tục 30 – 40 lần thì lượng điện tiêu hao thấp, trung bình khoảng 350.000VNĐ.
Có nhiều yếu tố khiến thang máy gia đình tốn nhiều điện, bao gồm: thương hiệu sản xuất, chủng loại, cấu tạo, tải trọng, số tầng, số lượt sử dụng, bảo trì bảo dưỡng.
1. Mỗi thương hiệu sản xuất sẽ có mức tiêu thụ điện khác nhau. Ví dụ cùng mức tải 300kg nhưng thang máy gia đình Mitsubishi tiêu thụ 2.2kWh/giờ, Hitachi 2.5kWh, Otis 3.5kWh, Fuji 2.7kWh và Nippon 2.8kWh mỗi giờ.
2. Thang máy liên doanh sẽ có mức tiêu thụ điện cao hơn do được thiết kế tốc độ cao, chất lượng không bằng so với dòng nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài.
3. Thang máy không phòng máy tiêu hao ít điện hơn loại có phòng máy.
4. Chi phí tiền điện sẽ tăng với thang máy có tải trọng lớn.
5. Thiết bị có hiệu suất cao thường tiêu hao nhiều điện hơn.
6. Những nhà có nhiều tầng, thời gian sử dụng nhiều sẽ tiêu thụ nhiều điện.
7. Tốc độ thang chạy càng nhanh tiền điện sẽ càng cao.
8. Việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đóng vai trò giảm tiêu xài điện.
Để tiết kiệm điện khi sử dụng thang máy, bạn cần lựa chọn thang có tải trọng, công suất phù hợp. Bên cạnh đó cân nhắc cấu tạo và các tính năng lập trình thông minh, tự động, thời điểm thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng thang.
Chọn thang máy có mức tải, công suất phù hợp với số lượng thành viên, nhu cầu sử dụng, tránh chọn loại quá lớn làm lãng phí, gây tiêu tốn điện. Ví dụ:
Thang máy mini 200kg-350kg, công suất 1.5kW-2.8kW cho gia đình 2-3 người.
Thang gia đình 400kg-500kg, công suất 1.5 kW-3.5kW phù hợp 4-6 người.
Thang tải 500kg-700kg, công suất 3,7kW-5kW, lựa chọn cho gia đình 7-9 người.
Sau khi cân nhắc tải trọng, cần chú ý đến cấu tạo thang máy. Theo đó, thang máy có phòng máy thường ngốn nhiều điện hơn loại không có. Do đó, để tiết kiệm chi phí điện mỗi tháng, người dùng nên cân nhắc lắp loại không phòng máy.
Thang máy công nghệ cáp kéo ngốn ít năng lượng hơn so với thang máy thủy lực do chúng áp dụng hệ thống đối trọng cân bằng, giảm tải cho động cơ. Nên thường xuyên nâng cấp máy kéo cũ, lỗi thời thay thế bằng máy kéo biến tần giúp tiết kiệm năng lượng lên đến 40%.
Thang máy gia đình Mitsubishi thường có công suất thấp hơn so với các thương hiệu khác chẳng hạn Hitachi, Otis, Fuji, Nippon, Thyssenkrupp, Schinder, Hyundai... Chọn các sản phẩm thang tải từ hãng này giúp bạn tiết kiệm đáng kể tiền điện hằng tháng, đồng thời đảm bảo chất lượng và hiệu suất hoạt động.
Chọn thang máy trang bị các tính năng tiết kiệm năng lượng, hệ thống bóng đèn Led, phanh tái tạo, động cơ hiệu suất cao giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên như: vệ sinh làm sạch, bôi trơn dầu mỡ, điều chỉnh các bộ phận cơ khí theo hướng dẫn từ nhà sản xuất điều này giúp thang hoạt động an toàn, bền bỉ, tiêu thụ ít năng lượng.
Với những chuyến đi ngắn thay vì sử dụng thang máy, người dùng nên chuyển qua leo cầu thang bộ, điều này giúp giảm tần suất sử dụng, đặc biệt giờ cao điểm.