Chim yến được mệnh danh là một loài chim chung thủy, chúng tạo ra những món ăn giàu dinh dưỡng và mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Tuy nhiên, không ai có thể hiểu rõ về quá trình hình thành tổ yến. Để tạo ra những chiếc tổ có giá trị như vậy, chim yến đã làm tổ như thế nào? Nếu bạn đang có chung thắc mắc, đừng bỏ qua những giải thích chi tiết được chia sẻ ngay trong bài viết này.
Với những lợi ích tuyệt vời từ tổ yến mang lại cho sức khỏe con người vậy bạn đã biết là nó được làm như thế nào hay chưa? Nếu chưa, đừng bỏ qua những chia sẻ quá trình làm tổ của loài chim này sau đây.
Vào mùa làm tổ, chim yến sẽ bắt đầu đi kiếm những nơi có vị trí thuận lợi để xây tổ. Vì cặp chim yến sẽ sống cả đời ở đó nên chúng sẽ tìm những nơi có thể giữ được nhiều năm, an toàn và chắc chắn. Chim thường làm tổ ở những góc gỗ bởi theo nó đây là nơi an toàn cho con và vợ nó. Ngoài ra, với những góc này, cường độ ánh sáng yếu chúng cũng có thể tránh khỏi ánh mắt của kẻ thù và con người. Chim yến thường lựa chọn một vị trí và xây tổ nhiều lần ở đó, chúng có thể xây nơi tổ cũ của những con chim khác.
Sau khi đã chọn vị trí thích hợp an toàn để xây tổ, khi nước bọt phát triển thì loài chim này sẽ bắt đầu việc tạo tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim sẽ dùng lưỡi để đẩy nước bọt ra khỏi miệng và trượt lên thành ống để tạo thành. Sau khoảng 2 – 3 giờ nước bọt bắt đầu khô lại và chúng mới tiếp tục để quẹt tiếp nước bọt. Thời gian bắt đầu làm tổ của chúng là từ 20 giờ đến 3 giờ sáng sớm hôm sau.
Trung bình mỗi đêm, chim chỉ xây được 1mm, để hoàn thành một chiếc tổ kích thước đủ lớn để đẻ trứng và chăm con thì chúng phải mất rất rất nhiều đêm, tốn rất nhiều công sức. Khi kích thước tổ đã đủ, chim bắt đầu quyẹt nước bọt lên mép tổ và đu lên vách để quẹt vào lòng tổ và làm nơi đẻ trứng, chăm sóc cho chim non. Thời gian để chim yến có thể hoàn thành 1 tổ là khoảng 50 ngày trước khi chim đẻ trứng.
Chúng đều thích làm tổ ở những nơi có cường độ ánh sáng yếu từ 0,02 đến 0,2 lux. Bởi khi sinh sản và chăm sóc con trong những nơi này, chim yến có thể tránh được ánh mắt của những loài thiên địch. Chim yến đảo hay yến nhà cũng đều làm tổ bằng tuyến nước bọt của chúng và dùng lưỡi để đẩy nước bọt.
Tổ yến tự nhiên mà chim đảo xây thường xong khi chim cái sắp đẻ trong khi đó, đối với những tổ yến được khai thác tại nhà thì trong quá trình đẻ vẫn có thể tiếp tục tiến hành xây tổ từ 1 – 2mm.
Tổ yến cũng là cách để phân biệt do chim yến nhà hay yến đảo làm tổ. Với những tổ yến tự nhiên, khai thác ngoài đảo thì thân của tổ thường dày, phần bên dưới cứng hơn và hình dạng của nó trông giống như cái chén nhỏ. Tổ yến tự nhiên trông khá chắc chắn, sợi yến đảo to và bề mặt gồ ghề. Còn với tổ yến được khai thác tại nhà thì bề mặt tổ láng mịn hơn, sợi cũng nhỏ, hình dạng bán nguyệt hay tam giác.
Hi vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hình dung cách chim yến làm tổ như thế nào. Có thể thấy, để tạo ra những tổ yến sào chất lượng thì loài chim này đã phải trải một quá trình khá gian nan và vất vả. Tuy nhiên, nhiều người đã không hiểu nổi sự vất vả đó mà khai thác tổ không đúng thời điểm khiến cho chim yến phải xây lại tổ cho kịp đẻ và kiệt sức. Vì vậy, thấu hiểu những khó khăn đó, người nuôi cần chọn đúng thời gian thu hoạch tổ vừa đảm bảo chất lượng tổ yến lại tốt cho sức khỏe của đàn chim.