Dưới đây là một số chia sẻ về những điều cần làm khi kinh doanh thất bại.
Người xưa có câu “thua keo này ta bày keo khác” quả đúng là như vậy. Điều quan trọng khi kinh doanh thất bại không phải là việc bạn đau khổ như thế nào, suy sụp như thế nào?
Đây chính là việc bạn nhìn nhận lại vấn đề và vượt qua nó như thế nào? Sản phẩm bán không được, hoặc bán được nhưng lợi nhuận rất thấp, gây ra thua lỗ và khủng hoảng... Phải chăng do chiến lược quản lí, kinh doanh chưa hiệu quả, sự cân bằng giữa các dòng sản phẩm và mức lợi nhuận chưa hợp lý,...
Sau khi rút ra những bài học sai lầm của sự thất bại từ hoạt động kinh doanh trước, bạn hãy lên kế hoạch cho dự án tiếp theo. Không được chững lại vì như vậy bạn sẽ mất đi hứng thú của công việc, nhanh nản chí. Đó là việc bạn hãy lên cho mình những mục tiêu ngắn hạn có thể giúp nuôi sống doanh nghiệp, trang trải chi phí hàng ngày. Từ đó sẽ có tiền để đầu tư vào các mục tiêu dài hạn hơn. Điều này sẽ giúp bạn thu hồi vốn nhanh chóng, có cơ sở để đầu tư vào những dự án lớn hơn, tiếp theo.
Giữ tinh thần lạc quan, sự tự tin vào công việc, bản thân. Bạn phải tiếp tục tự thân vận động, giữ cho mình sự hứng khởi, tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong dự án kinh doanh mới.
“Vạn sự khởi đầu nan” hay nghĩ lạc quan như vậy thì tất cả các khó khăn trong kinh doanh đều vượt qua được. Nếu không thể tự mình đứng dậy được, khi kinh doanh thất bại phải làm gì? Bạn hãy gặp những người từng thất bại, đã gặp khó khăn trong cuộc sống, những người có suy nghĩ lạc quan, những ai luôn bên cạnh, ủng hộ bạn để lấy lại tinh thần trong cuộc sống.
Đây là việc cải cách nguồn nhân sự để tạo ra môi trường làm việc mới, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Rút kinh nghiệm lần thất bại trước, bạn nên ránh những người ngại khó, ngại khổ, những người thiếu quyết tâm và lười nhác mà phải chọn cho mình những người cùng nhìn về một hướng và cùng nhau chèo lái để đẩy con thuyền đi với vận tốc nhanh hơn nữa.
Những người đó không thực sự đam mê kinh doanh mà chỉ nhìn vào lợi nhuận, thấy khó khăn sẽ vứt bỏ công việc và cả bạn.
Chiến lược PR của công ty bạn sẽ thay đổi theo hướng tiết kiệm nhưng không kém phần hiệu quả. Hướng dẫn, training cho nhân viên về kỹ năng giao tiếp, thuyết phục đối tác để có được những hợp đồng “béo bở”.