Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

  • Doanh nhân
  • Hai nguyên tắc kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ

Hai nguyên tắc kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ

Những doanh nhân thành công trên thế giới đều có những nguyên tắc riêng của mình trong việc kinh doanh. Và 2 nguyên tắc kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ đã giúp ông xây dựng Trung Nguyên như ngày hôm nay đó là: coi yếu tố văn hóa và giá trị xã hội là chìa khóa tăng trưởng, cạnh tranh với đối thủ mạnh hơn.

Văn hóa và trách nhiệm xã hội là chìa khóa tăng trưởng 

 

Không giống như đa số các doanh nghiệp nước ngoài hay Việt Nam với tư duy kinh doanh vì lợi nhuận, theo đuổi những nguyên tắc thuần túy trong kinh doanh. Đặng Lê Nguyên Vũ xây dựng riêng cho Trung Nguyên và bản thân mình triết lý kinh doanh vì cộng đồng. Bởi theo ông giải thích, thì yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất nhều đến suy nghĩa của ông. Việt Nam là một đất nước có lối tư duy tổng hợp nên sẽ không có khái niệm về kinh tế thuần túy. 

 

 

Nguyên tắc kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ là lấy trách nhiệm xã hội như động lực để có được sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Theo ông Vũ các sự vật vận hành phải có liên hệ với nhau, không thể tách rời vì thế trong kinh tế phải có văn hóa cũng như các giá trị công thêm khác. 

 

 

Để làm được điều đó, Trung Nguyên của Đặng Lê Nguyên Vũ đã tận dụng rất tốt yếu tố “dân tộc” – một yếu tố mà không phải doanh nghiệp nào cũng biết tận dụng. Đặng Lê Nguyên Vũ đã định vị thương hiệu của mình như một phần của văn hóa truyền thống Việt. Ông quan niệm một sản phẩm hàng hóa phải thể hiện được hình ảnh con người, nét ăn hóa của quốc gia. Điều này thể hiện ở logo của công ty hay hương vị cà phê…. 

 

Trung Nguyên cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của mình với mục tiêu phụng sự cộng đồng khắp cả nước từ miền xuôi, đến miền ngược. Trung Nguyên đã thực hiện rất nhiều chương trình có ích cho xã hội như: Xây dựng Thương hiệu Nông sản Việt, lập quỹ “Khơi nguồn sáng tạo” 2005; “Hành trình Vì khát vọng Việt”; “Ngày hành động vì nước Việt vĩ đại” năm 2005…. 

 

>>> Phong cách quản lý và lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ

 

Đối thủ cạnh tranh phải là người mạnh hơn 

 

Đặng Lê Nguyên Vũ luôn là người đầy khát khao chinh phục. Vì thế, ông không đặt ra giới hạn cho mình cũng như Trung Nguyên, sẵn sàng cạnh tranh với những thương hiệu lớn ngay trên sân nhà, và cả ở trên thế giới. Nguyên tắc kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ ở đây là tranh đua với người đi đầu thì mới có cơ hội đi đầu 

 

Cuộc thử mù năm 2003 tại Dinh Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh với hơn 11.000 người tham dự đã giúp cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên trở thành một thế lực lớn tại thị trường Việt Nam đánh bại một đối thủ rất lớn lúc bấy giờ là Nestle. 

 

 

Một sự kiện quan trọng đánh dấu sự thách thức với những người đi đầu của Trung Nguyên đó là phát biểu hùng hồn của Đặng Lê Nguyên Vũ khi Starbucks đến Việt Nam: "Trung Nguyên không sợ Starbucks" đã thể hiện được rằng ông sẵn sàng cạnh tranh với gã khổng lồ về ngành cà phê lớn nhất thế giới này. 

 

Khát vọng cạnh tranh của ông Vũ còn được thể hiện qua việc vươn ra thị trường thế giới. Năm 2002, Trung Nguyên đầu tư đồng bộ hệ thống bảng hiệu, mở cửa hàng nhượng quyền ở Tokyo.  Tại đây, Trung Nguyên cũng đối mặt với sự cạnh trang của ông lớn Starbucks với 400 của hàng. Nhưng giá của mỗi tách cà phê ở đây lại cao hơn 50% so Starbucks. Sau đó, Trung Nguyên đã mở rộng thị trường raThái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc, cà phê rang xay Trung Nguyên cũng được bán tại các siêu thị, cửa hàng ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga….. 

 

Với những nguyên tắc kinh doanh riêng của mình, Đặng Lê Nguyên Vũ đã đưa Trung Nguyên đến với những bước thành công không hề nhỏ. 

TỔNG HỢP