Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

Cách viết điểm yếu trong CV xin việc

Để có một CV xin việc hoàn chỉnh thì không thể thiếu phần nêu lên những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình với nhà tuyển dụng. Nhưng nếu như thế nào là hợp lý và tốt nhất mới là vấn đề quan trọng mà các ứng viên cần phải quan tâm.

Thông thường, các ứng viên khá e ngại khi nêu ra những điểm yếu của mình trong bản CV xin việc, vì họ cho rằng phần này sẽ khiến họ bị mất điểm trong mắt NTD. Vậy làm sao để trình bày điểm yếu trong CV mà nhà tuyển dụng cảm thấy ưng ý, dễ chịu và chấp nhận những điểm yếu đó của bạn? 

 

>>>> Cách viết CV thực tập cho sinh viên

 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời:

 

Thứ nhất, Đi tìm điểm mạnh và điểm yếu để có thể dễ dàng tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thì bạn đừng bỏ qua quá trình học tập ở trường nhé. 

 

 

Đối với 1 sinh viên thì việc học tập, tiếp thu được kiến thức trên giảng đường là rất quan trọng, vì nó chính là nền tảng kiến thứ cơ bản nhất để hình thành những lối suy nghĩa, tư duy mạch lạc và định hướng cho tương lai. 

 

Để nhận biết được đâu là ưu điểm, đâu là nhược điểm của bản thân thì bạn cần phải hiểu được vai trò chính của mình, nghĩa là bạn phải hiểu được cách làm việc, học tập của mình cũng như cách để đối phó với những khó khăn, thử thách. 

 

Bạn có thể nhận định điểm mạnh của mình bằng những câu hỏi sau: 

 

+ Việc bạn làm có thể làm tốt hơn người khác?

 

+ Bạn đang sở hữu mối quan hệ cá nhân nào?

 

+ Bạn tự hào về thành công nào nhất?

 

 

Bạn có thể chủ động đánh giá khách quan vấn đề này thông qua bạn bè, thầy cô hay những người đáng tin cậy của bạn. Sau đó, bạn bắt đầu xuy xét bản thân một cách tỉnh táo và khách quan nhất.

 

Thứ hai, Cách trình bày điểm yếu trong CV Có thể nói, không ai là không có nhược điểm, nhưng điều quan trọng là bạn cần phải trình bày điểm yếu của mình trong CV sao cho NTD cảm thấy dễ chịu nhất. Vì vậy, bạn nên tránh kể lể mọi điểm yếu của mình mang tính lặt vặt cá nhân, thay vào đó bạn nên đề cập đến những điểm yếu của mình trong công việc, trong giao tiếp sẽ phù hợp hơn. 

 

Bên cạnh, bạn có thể kểnhững điểm yếu mà trong đó thể hiện cả điểm mạnh của mình sẽ khiến cho NTD khó mà trách bạn được. Ví dụ, bạn có thể nêu trong công việc có nhiều việc, bản thân là người tham công tiếc việc nên đôi lúc làm việc không có kế hoạch rõ ràng; Hoặc trong quá trình giao tiếp thể hiện sự tự tin quá đôi khi khiến cho người đối diện mất lòng vì những câu nói thật,... 

 

 

Thứ ba, Cách khắc phục điểm yếu trong CV xin việc để tránh cho NTD chỉ tập trung vào những điểm yếu của mình, thì bạn có thể tạo ấn tượng tốt với họ trong CV bằng cách trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc, nêu đầy đủ các thông tin cần thiết, nói về phần ưu điểm nhiều hơn,... Vì vậy, bạn đừng quên nhấn mạnh những điểm mạnh của mình trong bản CV xin việc nhé.

 

Nếu CV xin việc của bạn chỉ nêu toàn điểm mạnh mà không nhắc đến những nhược điểm của bản thân cũng không được NTD đánh giá cao về độ chân thật của bạn. Vì vậy, hãy  khéo kéo trình bày những nhược điểm trong CV xin việc sao cho không gây cảm giác khó chịu lại vừa tạo được thiện cảm tốt với NTD thì sẽ thành công hơn nhé.