Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

Cách viết CV cho sinh viên thực tập

Thông thường ở một số chuyên ngành tại trường Đại học sẽ có một học phần tín chỉ yêu cầu sinh viên phải đi thực tập vào khoảng năm 3 và năm 4 Đại học.

Như vậy, là sinh viên, nếu muốn đi thực tập, muốn được vào thực tập ở nơi mình mong muốn thì phải có hồ sơ, CV cá nhân đầy đủ. 

 

>>> Cách viết cv cho sinh viên mới ra trường

 

Sau đây là một số lưu ý bạn cần chú ý để có thể tạo được cho bản thân mình bản CV hoàn hảo nhất. 

 

1. Việc trước tiên đó là bạn cần xác định xem ngành mình học là gì, bạn mong muốn khát khao được thực tập ở mảng công việc nào, công việc nào là công việc yêu thích của bạn. 


 

Việc xác định được công việc bạn yêu thích sẽ dễ dàng hơn khi bạn tiến đến lựa chọn nơi thực tập, công ty hay cơ quan bản thân muốn thực tập. 

 

Ngoài ra, đối với mỗi mảng, mỗi công việc khác nhau lại có những cách để tạo dựng bản CV khác nhau, điều này bạn nên chú ý và tham khảo trước nhiều tài liệu, nhiều bản CV để có thêm kinh nghiệm. 

 

2.  Bước quan trọng – tạo bản CV. 

 

Sau khi đã xác định được công việc mình yêu thích cũng như tìm được công ty, cơ quan thực tập lí tưởng thì bước tiếp theo đó là tiến hành lập bản CV cho bản thân. 

 

Không có bản CV nào giống với bản CV nào bởi tính chất công việc cũng như sự sáng tạo cho bản CV của mỗi người.  

 

Tuy nhiên, bất cứ bản CV cho công việc nào cũng có những mẫu chung mà bạn bắt buộc phải có trong CV. Điều này bạn nên tìm hiểu nhiều hơn, xem nhiều các mẫu CV khác nhau trên mạng để lựa chọn mẫu và viết cho mình bản CV hoàn chỉnh nhất. 

 

 

Sau đây là gợi ý cho nội dung chính của một CV: 

 

Thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, SĐT. 

 

Về trình độ học vấn: Cao học, Đại học, chuyên ngành học, năm tốt nghiệp, các khóa học ngắn hạn. Nếu có thành tích nổi bật trong các năm thì bạn cũng nên liệt kê thêm để tạo ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. 

 

Kinh nghiệm làm việc của bản thân: Tùy vào lựa chọn của mình bạn có thể liệt kê các kinh nghiệm làm việc theo năm từ xa đến gần hoặc từ công việc ít quan trọng đến công việc quan trọng hơn. Ngoài ra, nếu bạn có những thành quả lớn trong quá trình làm việc thì bạn cũng có thể kể thêm vào . 

 

Các kĩ năng mềm liên quan đến công việc mà bạn đã tích lũy được. Ví dụ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tin học, kĩ năng dịch thuật Tiếng Anh… 

 

3. Kiểm tra lại bản CV nhiều lần để không có sai sót 

 

Việc kiểm tra lại bản CV rất quan trọng, bởi nếu không kiểm tra lại CV của bạn có thể bị mắn nhiều lỗi chính tả, câu cú lủng củng, không rõ ràng… 

 

 

Điều này nếu không được đọc lại và chỉnh sửa thì sẽ rất mất điểm với nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn nên đọc đi đọc lại bản CV nhiều lần để đảm bảo câu cú trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 

 

Việc bạn sáng tạo một bản CV cho riêng mình nhìn đẹp mắt cũng là một gợi ý dành cho bạn để bạn có bản CV đẹp, sáng rõ, ấn tưởng hơn gửi đến nhà tuyển dụng. 

TỔNG HỢP (KIM LIÊN)