Doanh nhân đương thời
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

  • Kinh doanh
  • 2 kinh nghiệm kinh doanh gốm sứ cần phải có

2 kinh nghiệm kinh doanh gốm sứ cần phải có

Phân biệt chất lượng các loại gốm sứ, bảo quản và vận chuyển là 2 kinh nghiệm kinh doanh gốm sứ quan trọng nhất cần có để tránh gặp phải những thất bại không đáng có.

Phân biệt các loại gốm sứ

 

Để kinh doanh lĩnh vực rằng bạn phải biết phân biệt được gốm và sứ. Gốm là những sản phẩm bằng sản phẩm thô, kết cấu giòn xốp và không phủ men. Còn sứ được làm bằng chất liệu tinh, bề mặt được tráng men sáng bóng. Và kinh nghiệm kinh doanh gốm sứ quan trọng tiếp theo đó là phân biệt sản phẩm thật/ giả.

 

>>> Kinh nghiệm kinh doanh giấy vệ sinh 

 

Giá trị của sản phẩm gốm sứ nằm ở loại đất sử dụng, men và yếu tố handmade. Về hai yếu tố đầu tiên bạn cần phải có nhiều năm tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm trong thời gian dài. Còn yếu tố thứ 3 là handmade thì bạn có thể phân biệt dễ hơn qua hoa văn của sản phẩm. Hiện nay có 2 loại hoa văn là decal và hoa văn thủ công.

 

 

Hoa văn decal được sử dụng trong những dây chuyền sản xuất gốm sứ công nghiệp tự động. Với decal hoa văn gần như các sản phẩm cùng loại đều giống nhau, màu sắc rực rỡ. Những mặt hàng có chất lượng thấp bạn sẽ thấy được vết nối hoa văn chồng lên nhau. Còn hoa văn thủ công rấ kỹ lưỡng và tinh xảo, có nét đậm, nét nhạt và có sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại, ít khi có màu sắc rực rỡ.

 

Với đồ sứ, bạn có thể phân biệt chất lượng sản phẩm qua tiếng kêu. Khi dùng tay gõ vào sản phẩm nếu nghe tiếng coong coong như kim loại là đồ tốt còn tiếng kêu đục, nặng thì là hàng kém chất lượng.

 

Cách bảo quản và vận chuyển hàng gốm sứ

 

Hàng gốm sứ rất dễ bị vỡ, nứt nếu không được bảo quản cẩn thận nhất là trong khi vận chuyển hàng hóa. Khi bảo quản hàng hóa trong kho, hay tại cửa hàng không nên chồng lên quá cao, cần có các lớp giấy báo để bọc mỗi sản phẩm trước khi xếp chồng lên nhau. Khi vận chuyển cần rất cần thận, tỉ mỉ. Trước khi vận chuyển cần sử dụng giấy gói Bubble (tấm bọt khí) để tạo lớp đệm đàn hồi tránh va đập khi di chuyển. Khi đóng gói cần phải bọc riêng từ mặt hàng, đặt cách nhau. Khi đóng gói càn sử dụng nhiều hộp hoặc họp kép để bảo vệ an toàn nhất cho các sản phẩm của mình.

 

Bên cạnh đó, sau một thời gian đồ gốm sứ dễ bị cáu bẩn, xuất hiện mảng ố vàng nên bạn phải biết cách làm mới các sản phẩm của mình. Có rất nhiều cách như dùng men bột mỳ, pha hỗn hợp vở trứng, chanh cùng giấm hoặc kem đánh răng…. Với những đồ sứ bị xước, nứt hoặc mẻ bạn cũng có nhiều cách để bạn khôi phục sản phẩm tránh phải bỏ đi hoặc bán với giá rẻ. 

 

 

Với đồ sứ bị xướng thông thường bạn có thể dùng muối và giấm đem đun nóng sau đó dùng khăn ấm phủ len vết bẩn, xước rồi lấy khăn hơi ráp thấm giấm chùi mạnh vào vết bẩn. Với vết nứt sử dụng nước rửa sau đó dùng máy sấy tóc hong khô. Với đồ gốm dày hãy rạch vết nứt thêm một chút rồi dán lại bằng êpoxit, rồi dùng khăn tẩm cồn lau sạch và cột chặt vết nứt ít nhất 1 ngày 1 đêm.

 

Ngoài 2 yếu tố trên, để kinh doanh gốm sứ thành công bạn cần tìm hiểu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm về sản phẩm này.

 

TỔNG HỢP